Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2 -
Vị phó giám đốc từ chối cho con đi du học- Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, từng từ chối cho con đi du học thạc sĩ nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước. Với đồng lương nhà giáo, gia đình ông nuôi hai con học xong thạc sĩ ở trong nước. Các con đều trưởng thành, gia đình nền nếp.
Khác xa với tưởng tượng của tôi, ngôi nhà của vị nguyên phó giám đốc sở GD-ĐT TP.HCM nằm trong một con hẻm nhỏ trên con đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình. Không nhà cao, cửa rộng, ông giáo được mệnh danh "hiền nhất quả đất" có cuộc sống giản dị sau khi về hưu cùng con cháu trong căn nhà là tài sản chắt chiu của vợ chồng.
"Các con chưa đòi hỏi chuyện gì trừ lấy vợ"
"Ngày trước, ba tôi mong các con chọn một trong hai ngành sư phạm hay y khoa để theo học. Trong 5 người anh em, có 3 người đã chọn ngành sư phạm. Hai con trai của tôi, một cháu cũng theo sư phạm. May mắn các cháu đều rất ngoan. Từ nhỏ tới lớn, hai cháu chưa đòi hỏi cái gì, trừ chuyện lấy vợ" - ông giáo "hiền nhất quả đất mở đầu câu chuyện vui.
Gia đình ông Nguyễn Văn Ngai trước căn nhà là là tài sản chắt chiu của vợ chồng ông Ông Ngai quê gốc ở Tây Ninh. Năm 1969, ông tốt nghiệp sư phạm và được bổ nhiệm về giảng dạy ở Hóc Môn. Đến tháng 4/1975, ông làm trưởng ban điều hành Trường Trung học Nguyễn Hữu Cầu rồi phó hiệu trưởng, hiệu trưởng. Năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Phó bí thư Đảng ủy ngành GD-ĐT. Đến năm 1998, làm phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
Gia đình ông Ngai có 4 người thì 3 người làm trong ngành giáo dục. Vợ ông, cô Nguyễn Thị Cúc từng giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và người con trai - Nguyễn Chí Nhân đang là Phó chủ nhiệm Khoa Cơ khí Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng; còn anh Nguyễn Chí Thiện công tác ở cơ quan nhà nước.
Sau ngày 30/4/1975, đời sống giáo viên cực khổ, thiếu thốn mọi bề, mọi thứ chi tiêu phải dè xẻn. Ba mẹ làm nghề giáo, thỉnh thoảng hai anh em Thiện- Nhân cũng theo đi làm.
Ông Ngai bảo hai con Nhân và Thiện dường như hiểu được hoàn cảnh gia đình nên chưa đòi hỏi ba mẹ một điều gì dù nhỏ nhất.
"Lúc đó, tôi đạp xe từ Hóc Môn về Sở để họp. Con nghỉ học không ai trông nên phải mang theo. Họp xong, 2 cha con đạp xe về. Lúc đi qua phố Nguyễn Huệ, Thiện thấy thấy nhiều đồ chơi ô tô chạy bằng dây cót nên mê mẩn chơi. Tôi nói mua cho một cái nhưng con từ chối. Khi đi trên đường Hai Bà Trưng trời đã rất trưa nên 2 ba con vào quán ăn trưa. Con cũng bảo nhất quyết không ăn".
Theo ông Ngai, có thể do hoàn cảnh, lên 6 tuổi hai con đã biết phụ giúp gia đình.
Dù là con trai, nhưng cả Nhân và Thiện phụ mẹ rửa ấm chén, giặt đồ, lau nhà cho tới lúc học đại học vẫn giữ nếp đó.
Hàng tháng, ông vẫn cho con tiền tiêu vặt để ăn quà bánh, uống nước với bạn bè. Nhưng nếu tháng trước còn dư thì tháng sau nhất quyết không lấy nữa. Cả 2 anh em đi xe đạp xe tới trường cho tới lúc tốt nghiệp đại học.
Từ chối cho con du học
Khi làm phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Ngai nằm trong nhóm xét duyệt chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy.
Ông được gợi ý nên cho một trong hai con trai du học ở nước ngoài.
Lúc này, hai anh Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Chí Nhân đã học xong Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhưng tự xác định cha mẹ nhà giáo, kinh tế không quá dư giả nên học ở trong nước. Suất đi học thạc sĩ nước ngoài bằng ngân sách nhà nước nằm trong tầm tay, nhưng ông thẳng thắn từ chối.
Vị phó giám đốc Sở từ chối cho con đi du học nước ngoài bằng ngân sách được mệnh danh người thầy "hiền nhất quả đất" "Anh có hai con trai nên cho một cháu tham gia chương trình"- tôi nhận được lời đề nghị. "Về nhà, tôi trao đổi với các con để hai đứa suy nghĩ. Mấy ngày sau cả hai nói với tôi không có nhu cầu".
"Công dân trong đất nước, không đóng góp ở lĩnh vực này thì đóng góp lĩnh vực khác"
Ông Ngai cho rằng, nếu con ông du học, ngoài đạt chuẩn theo yêu cầu, trong phạm vi nào chắc chắn sẽ được ưu tiên vì ông là thành viên trong ban xét duyệt.
"Nhiều người bảy tỏ tiếc nuối khi tôi từ chối nhưng chúng tôi thấy rất nhẹ nhàng. Hai con tôi cũng không nhắc lại chuyện này. Có một người đi để tiếp thu kiến thức nước ngoài cũng tốt, ở trong nước thì cố gắng hơn.
Gia đình vẫn giữ nền nếp "đi thưa về gửi"
Dù kinh tế không dư giả nhưng gia đình ông Ngai vẫn có cái khác so với các gia đình bình thường.
Một gia đình, ba đời làm nghề giáo, vợ chồng ông luôn răn dạy các con phải sống giản dị, chân thật, biết chia sẻ, hòa đồng.
"Các con tôi đều phấn đấu học hành. Đi học ở đâu, học gì, thi vào trường nào, chúng tôi để cháu tự quyết chứ không can thiệp. Tôi chỉ xem các con muốn làm gì, nếu phù hợp thì đồng tình. Thực tình vợ chồng chúng tôi nhà giáo cũng muốn các con tiếp nghề của mình. Lúc nhỏ hai con tỏ ra thích thú nhưng lớn lên chúng tôi để các con tự chọn".
Ông không ép buộc con. Hai con trai Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Chí Nhân sau thời gian học đại học ra trường đi làm theo nguyện vọng cá nhân.
Chỉ tới lúc Sở GD-ĐT tuyển giảng viên những trường trung cấp cao đẳng thuộc Sở, ông mới gợi ý cho con có thể tham gia.
Anh Nhân, con thứ hai của ông học nghề cơ khí nên rất phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Sau khi cân nhắc anh "chiều" theo ý ba và đăng ký dự thi vào làm giảng viên cao đẳng.
"Chúng tôi thống nhất rằng dạy con phải cương quyết nhưng không áp đặt. Nhiều người nói con cái thì phải nghe lời ba mẹ. Đặc biệt còn nhỏ, con cái phải nghe ba mẹ răm rắp, nhưng tôi phải làm ngược lại. Ba mẹ cũng phải nghe để hiểu con. Cái nì cần uốn nắn sẽ lựa lời để uốn con chứ không áp đặt".
Có một câu chuyện mà ông Ngai nhớ mãi được coi là bài học lớn vừa dạy con vừa rút kinh nghiệm làm cha.
Một lần, anh Nhân giành đồ chơi và xô xát với con đồng nghiệp nên bị bố đánh một roi. Trước khi đánh con, ông ngồi răn dạy cả tiếng đồng hồ. Đánh con xong lòng ông cũng đau như cắt.
Tôi nghĩ rằng, dạy con cái bên cạnh những giáo huấn, điều hay điều tốt, những yêu cầu thì bản thân người làm cha mẹ phải làm những điều tốt để thông qua đó con thấy rằng giữa lời giáo huấn và việc làm thống nhất với nhau"
Một nề nếp gia đình mà ông Ngai vẫn gìn giữ đó là đi "thưa về gửi".
Trước đây, mỗi lúc đi làm hay về nhà vợ chồng ông đều khoanh tay trước ngực chào ba mẹ.
Tới lúc ba mẹ trăm tuổi, ông vẫn giữa điều này 'thưa ba con đi, thưa má con đi, thưa ba con về, thưa bá con về". Các con ông bây giờ đi đâu cũng thưa gửi đàng hoàng.
"Đương nhiên, xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều nên con cái chúng tôi không còn khoanh tay trước ngực. Nhưng các con vẫn gìn giữ được nề nếp này. Đi đâu các con đều nói "thưa ba con đi, thưa má con đi".
"Tôi nghĩ rằng dạy con cái bên cạnh những giáo huấn điều hay điều tốt, những yêu cầu thì bản thân người làm cha mẹ phải làm những điều tốt để thông qua đó con thấy rằng giữa lời giáo huấn và việc làm thống nhất với nhau. Mình yêu cầu con tôn trọng nhưng mình không tôn trọng bố mẹ mình thì sao dạy được con. Việc chào hỏi chỉ là hình thức, điều quan trọng là những hành đồng chăm sóc, phụng dưỡng để con nhìn vào học theo. Bên cạnh tình thương phải hiểu và tôn trọng con. Có những điều con nói "chói" nhưng phải lắng nghe, càng không thể áp đặt con mà phải kiên trì".
Điều ông Ngai mong mỏi nhất là con sống không nợ nần, không bệnh tật nặng và con cái nên người. Bởi con cái nên người là niềm hạnh phúc lớn của ba mẹ.
Lê Huyền
"> -
- Chiều ngày 10/10, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2018 (TECHFEST 2018). Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2018 (TECHFEST 2018). TECHFEST là một trong những hoạt động thường niên trong khuôn khổ Đề án 844. Sau 3 năm triển khai, TECHFEST đã trở thành một thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin, liên kết, thu hút đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần tập hợp, kiến nghị chính sách về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, người Việt Nam tại nước ngoài.
Chuỗi hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia 2018 diễn ra với định hướng chủ đạo “Khởi nghiệp sáng tạo 4.0 – Kết nối toàn cầu”. Sự kiện dự kiến sẽ có khoảng 4.500 người tham dự, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Một trong những hoạt động nổi bật của TECHFEST 2018 là Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” kéo dài 11 ngày đi qua 11 tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Hành trình có sự tham gia của 100 nhóm/ doanh nghiệp khởi nghiệp có dự án, ý tưởng xuất sắc do ban tổ chức lựa chọn.
Hành trình nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên và các startup, giúp các thành viên tham gia hành trình có được kiến thức, sự hiểu biết; thu hút vốn đầu tư. Các starup sẽ được tham gia hội thảo, tọa đàm, giao lưu về khởi nghiệp ở các địa phương nơi Hành trình đi qua. Đồng thời được thăm quan, trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp tập đoàn lớn, các mô hình starup tiêu biểu ở các địa phương; được triển lãm các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tham gia các buổi kêu gọi vốn đầu tư do ban Tổ chức Hành trình sắp xếp.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạt động của TECHFEST 2018 sẽ diễn ra các hoạt động triển lãm và giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp ĐMST. Sẽ có khoảng 200 gian hàng trưng bày của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo các lĩnh vực công nghệ và các khu trưng bày của đại diện các quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển trong khu vực, quốc tế...
Các cuộc đối thoại chính sách cấp cao, các hội thảo, cuộc thi khởi nghiệp… cũng được tổ chức trong quy mô ngày hội.
Trong năm đầu tiên tổ chức, TECHFEST đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và tạo được tiếng vang lớn với cộng đồng khởi nghiệp trong nước và quốc tế.
TECHFEST 2015 thu hút được hơn 1.000 lượt khách tham dự, trong đó có hơn 50 nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ sở ươm tạo danh tiếng trong nước và quốc tế, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Tổng giá trị cam kết đầu tư sau sự kiện đạt hơn 1 triệu USD Mỹ.
Đến năm 2016, TECHFEST được tổ chức với quy mô lớn hơn, để lại dấu ấn trong cộng đồng khởi nghiệp với trên 3.000 lượt người đến tham dự sự kiện, hơn 180 doanh nghiệp khởi nghiệp đã tham gia vào các hoạt động.
Năm 2017, TECHFEST có quy mô lớn gấp nhiều lần những năm trước, với chuỗi hoạt động, chuẩn bị công phu của 6 làng công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp và của các đối tác; sự kiện đã thu hút trên 4.500 lượt người tham dự, trong đó có đại diện của hơn 100 nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế; hơn 170 cuộc kết nối đầu tư từ trước và trong sự kiện được thực hiện; 29 thương vụ có khả năng đầu tư lên đến 4,5 triệu USD; 250 doanh nghiệp khởi nghiệp đã đăng ký tham gia trình diễn, trưng bày sản phẩm/dịch vụ.
Nguyễn Thảo
‘Còn nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững’
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp đang còn non trẻ phát triển bền vững và cho ra được nhiều “hoa thơm trái ngọt” cũng như có vị thế trên toàn cầu.
"> Ngày hội khởi nghiệp lớn nhất cả nước có những gì? -
Trong Ngày trải nghiệm lớn nhất trong năm tại RMIT vào 25/11/2018, phụ huynh và học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu về từng ngành học của lĩnh vực sáng tạo, nội dung chương trình học, cũng như triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Cơ hội trải nghiệm ngành học sáng tạo ở RMITBuổi tọa đàm "Hướng nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo" sẽ có sự tham dự của khách mời đặc biệt và là cựu sinh viên RMIT Việt Nam: Ông Châu Chấn Quyền, sáng lập The Secret A, "cha đẻ" của TVC (phim quảng cáo) Điện máy Xanh; Bà Kinh Văn Quân Dao, sáng lập Phleek, startup được cấp vốn 3 tỷ tại Shark Tank và bà Đặng Kim Thiên Hương, trợ lý giám đốc sản xuất Uniqlo Việt Nam. Họ đồng thời đều là cựu sinh viên Trường RMIT.
Châu Chấn Quyền, sáng lập The Secret A, cha đẻ của TVC quảng cáo "đình đám" của Điện máy Xanh Bên cạnh đó, sự kiện còn là cơ hội cho học sinh tham gia các lớp học thử về ngành được thiết kế sinh động, tìm hiểu thêm thông tin về học bổng và học phí, các chương trình du học trao đổi đi toàn cầu (với mức học phí không thay đổi). Ngày trải nghiệm sẽ trưng bày khoảng 200 tác phẩm sáng tạo xuất sắc nhất của sinh viên các ngành Truyền thông số, Thiết kế ứng dụng sáng tạo, Quản lý & Kinh doanh Thời trang, Truyền thông chuyên nghiệp và Phim & Video. Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông & Thiết kế RMIT Việt Nam cho biết: “Triển lãm các tác phẩm sáng tạo năm 2018 của Đại học RMIT lần này có tên gọi “Nexus” với ý nghĩa thể hiện niềm tin và cam kết của chúng tôi về khái niệm ‘kết nối’. Đó là sự gắn kết các ngành, thành phố, quốc gia và con người; là sự kết nối các nhóm ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa mới với các cách thức làm việc độc đáo.”
Ngày trải nghiệm các ngành học sáng tạo tại RMIT
Thời gian: từ 08:00 - 12:00, Chủ nhật, 25/11/2018
Địa điểm: RMIT cơ sở Nam Sài Gòn, 702 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM
Sự kiện mở cửa tự do. Đăng ký tại: https://rmit.edu.vn/ngay-trai-nghiem
Doãn Phong
">